expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

QUYỀN IM LẶNG VÀ SỰ THỰC THI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

(Tôi không phải của một người sống bằng nghề luật , đây chỉ là bài viết dựa theo sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế mà thôi. Đã từng làm thông dịch viên cho cảnh sát / luật sư trong nhiều năm, tôi đã trực tiếp có mặt tại tòa theo dõi từ đầu tới cuối , gồm các vụ xử án lớn nhỏ và theo dõi qua truyền hình trực tiếp vụ xử án lớn nhất thế kỷ , đó là vụ xử án giết người của O.J. Simpson[1]. )
Một biểu tượng được dùng cho công lý đó là một người bịt mắt cầm cân để xem bên nào nặng cân hơn . Bịt mắt để chứng tỏ cho một sự công minh tuyệt đối , không thiên vị. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Điều 11 đã nói: "Bị cáo về một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội theo luật trong một phiên xử công khai mà bị cáo đã có tất cả những bảo đảm cần thiết để bảo vệ bị cáo " .( innocent until proved guilty according to law in a public trial at which he has had all the guarantees necessary for his defence."
Để đảm bảo cho sự công minh tuyệt đối đó chính là quyền được im lặng ( the right to remain silent ). Quyền im lặng có thể bắt nguồn từ thế kỷ 16 , nhưng chính thức được công nhận tại Anh quốc vào cuối thế kỷ thứ 17.
Quyền giữ im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận, một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt trong các nước theo hệ thống pháp lý của Anh quốc triệt để thi hành ( Anh/ Mỹ / Úc /Canada...)

Bất kỳ một vụ xử án nào khi quyền im lặng không được tôn trọng, chánh án được quyền xóa bỏ phiên tòa tức tuyên bố người bị can không bị truy tố không kể đến sự nghiêm trọng của nó. Nói vậy để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của quyền im lặng